Chủ đề quan hệ ngoại giao Quan hệ Hoa Kỳ – Việt Nam

Nhân quyền

Hoa Kỳ thường bất đồng quan điểm với Việt Nam về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam. Đây cũng là một trong những nội dung được tranh luận sôi nổi ở Quốc hội Hoa Kỳ, nhưng nó rất ít khi được đề cập ở Quốc hội Việt Nam[cần dẫn nguồn]. Bất đồng cơ bản là cách hiểu "nhân quyền" của cả hai bên. Trong khi Hoa Kỳ đòi hỏi Việt Nam những quyền cơ bản nhất tương tự như ở quốc gia họ hay một số quốc gia khác thì Việt Nam cho rằng, nhân quyền có những khác biệt tùy theo hoàn cảnh của mỗi quốc gia. Trong năm 2007, chính phủ Việt Nam bắt giam một số người bất đồng chính kiến mà họ cho là đã vi phạm luật pháp Việt Nam, có cả người Mỹ, trong đó có những người gốc Việt. Chính phủ Hoa Kỳ cho rằng mặc dù có những hạn chế tự do ngôn luận (như không cho phép báo chí tư nhân, nghiêm cấm tuyên truyền chống Nhà nước, sự chỉ trích chính phủ hoặc biểu tình/tụ tập đông người bị hạn chế[cần dẫn nguồn]), Việt Nam cũng đã có những tiến bộ đáng kể về mở rộng tự do tôn giáo. Trong năm 2005, Việt Nam đã thông qua luật về tự do tôn giáo, một số nhóm giáo phái, tôn giáo ngoài vòng pháp luật được chính thức công nhận và cho phép hoạt động. Kết quả là, vào tháng 11 năm 2006, Hoa Kỳ đã gạch tên Việt Nam ra khỏi danh sách "Những quốc gia cần quan tâm đặc biệt".

Đầu năm 2011, tạp chí Mỹ Foreign Policy đã liệt kê Việt Nam đứng chót trong danh sách 8 đồng minh khác "đáng xấu hổ nhất" của Hoa Kỳ[19][20] với các lý do:

  • Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng duy nhất được pháp luật cho phép bổ nhiệm các nhà lãnh đạo từ hàng ngũ của chính đảng này.
  • Việt Nam đã "tăng cường trấn áp nhân quyền" trong năm qua, bỏ tù những người bảo vệ quyền con người, blogger và những người vận động chống tham nhũng."
  • Các nhóm tôn giáo "bị sách nhiễu nhiều lần trong khi sự tàn bạo của cảnh sát và các trường hợp tử vong khi bị cảnh sát giam xảy ra thường xuyên."
  • Như một số nước, Việt Nam dựng tường lửa internet, chặn các trang web họ phản đối và "đòi các nhà cung cấp dịch vụ và các quán cafe internet theo dõi người dùng".
  • Một nhà ngoại giao của Hoa Kỳ ở Việt Nam "bị vật xuống đất và khiêng đi khi đến thăm một linh mục bất đồng chính kiến có tiếng ở Huế".

Báo Quân đội Nhân dân của Việt Nam cho rằng Hoa Kỳ đã từng có điều 2385 về tội danh "Advocating overthrow of Government" (tiếng Việt: Vận động lật đổ chính quyền) của Bộ Hình luật Hoa Kỳ quy định: "Bất kỳ ai cố ý hô hào, kích động, khuyến khích lật đổ hoặc phá rối Chính phủ Mỹ và các tổ chức chính quyền cấp dưới đều phải bị tuyên phạt cao nhất tới 20.000USD, hoặc phải ngồi tù 20 năm. Sau khi mãn hạn tù 5 năm cũng không được Chính phủ và các tổ chức khác tin dùng", và Alien and Sedition Acts (tiếng Việt: Đạo luật Phản loạn) năm 1798 quy định: "Việc viết, in, phát biểu hay phổ biến... mọi văn bản sai sự thật, có tính chất xúc phạm hay ác ý chống chính quyền đều là tội…", là những luật có nội dung tương tự những đạo luật Việt Nam mà Hoa Kỳ đang phản đối và cho rằng việc Hoa Kỳ phản đối là tiêu chuẩn kép và là cái cớ để Hoa Kỳ can thiệp nội bộ vào các quốc gia khác.[21] Tuy nhiên báo Quân đội Nhân dân khi tóm lược nội dung của điều 2385 trong Bộ Hình luật Mỹ không nhắc rõ vấn đề phương thức mà chỉ tập trung nhắc rõ vấn đề vận động lật đổ chính quyền và các hình phạt, trong khi điều luật này cấm các hành vi kêu gọi, vận động lật đổ hoặc hủy hoại chính phủ "bằng vũ lực hoặc bạo lực, hoặc nỗ lực để làm như vậy"[22]. Còn Alien and Sedition Acts thì đã hết hạn và bị bãi bỏ từ hơn 200 năm trước.[23][24]

Cuối năm 2012 Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho ra mắt bản báo cáo thường niên năm 2012, trong đó có nhận xét là tình hình nhân quyền tại Việt Nam, nhất là tự do báo chítự do ngôn luận đã có chiều hướng xấu đi vì các biện pháp bắt giam và sách nhiễu những ai thực thi tự do phát biểu quan điểm chỉ trích chính phủ. Việt Nam thường dùng điều 88 "tuyên truyền chống Nhà nước" để truy tố và kết án đương sự.[25]

Quân sự

Một phái đoàn quân sự Việt Nam đến thăm các cơ sở quân sự tại Hoa Kỳ năm 2012 (trong hình là đứng trước máy bay F-15 Eagle)

Cả hai quốc gia đã có những cuộc thăm viếng của các phái đoàn quân sự.

Hoa Kỳ cũng trợ giúp Việt Nam trong các vụ nâng cấp quốc phòng. Năm 2013, Hoa Kỳ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí phi sát thương sang Việt Nam. Đến năm 2016 Hoa Kỳ chính thức dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí sát thương cho Việt Nam.

Mỹ chuyển giao tàu tuần tra trọng tải lớn USCGC Morgenthau (WHEC 722) vừa rút khỏi biên chế lực lượng Tuần duyên Mỹ cho phía Việt Nam.

Biển Đông và chủ quyền

Trong tương quan tranh chấp chủ quyền ở hai quần đảo Hoàng SaTrường Sa trên Biển Đông, đại sứ Hoa Kỳ David Shear cho biết "Mỹ có lợi ích quốc gia đối với hòa bình, ổn định ở Biển Đông cũng như về an ninh hàng hải và tự do đi lại. Chúng tôi quan ngại về đe dọa vũ lực và Mỹ ủng hộ tiến trình ngoại giao giữa các nước có quan hệ trực tiếp".[26] Ngoại trưởng Hillary Clinton tuyên bố Hoa Kỳ có lợi ích quốc gia tại Biển Đông và cho rằng "đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông vượt quá những gì mà công ước Liên Hiệp quốc về luật biển Unclos cho phép".[27] Những tuyên bố này đã làm Trung Quốc không hài lòng và báo chí Trung Quốc đăng nhiều bài chỉ trích "chính sách can thiệp" của Mỹ.[28][29]

Trong vụ Trung Quốc kéo giàn khoan Hải Dương 981 ra Biển Đông vào tháng 5 năm 2014, Quốc hội Hoa Kỳ đã ra Nghị quyết lên án Trung Quốc.

Hỗ trợ nhân đạo & hàn gắn hậu quả chiến tranh

Binh sĩ Hải quân Hoa Kỳ, khi viếng thăm Đà Nẵng năm 2010, đã cùng làm việc cho một dự án xây dựng Trại trẻ mồ côi

Qua những tổ chức phi chính phủ, Hoa Kỳ cũng thường xuyên viện trợ nhân đạo cho Việt Nam trong các lĩnh vực y tế, giáo dục.

Hoa Kỳ và Việt Nam cũng có những đàm phán để khắc phục và hàn gắn những hậu quả từ chiến tranh Việt Nam. Việt Nam tích cực giúp tìm những quân nhân Mỹ mất tích. Việt Nam vẫn ủng hộ các nạn nhân thực hiện vụ kiện hậu quả chất độc màu da cam trong Chiến tranh Việt Nam nhằm đòi các công ty hóa chất sản xuất phải bồi thường thiệt hại. Chính phủ Hoa Kỳ hiện vẫn từ chối trách nhiệm với những nạn nhân này và cho rằng mối liên hệ giữa các khuyết tật và chất độc da cam vẫn "chưa có bằng chứng khoa học". Tuy nhiên vào tháng 5/2007, Quốc hội Hoa Kỳ đã phân bổ khoản ngân sách 3 triệu USD nhằm khắc phục ảnh hưởng của chất độc da cammôi trường tại một số điểm nóng nhất[30] và năm 2009 tăng lên 6 triệu USD.[31]

Viện trợ kinh tế và công nghệ

Hoa Kỳ cũng có nhiều viện trợ về kinh tế và chuyển tiếp công nghệ cho Việt Nam.

Tháng 3 năm 2015, Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Tp.HCM ký kết tài trợ không hoàn lại cho công ty TNHH Xây dựng - thương mại - du lịch Công Lý một khoản viện trợ lên đến gần 1 tỷ USD, để thực hiện chương trình nghiên cứu khả thi phát triển nhà máy điện gió Bạc có công suất 300MW.[32]

Cũng trong khuôn khổ của chương trình hỗ trợ của Chính phủ Hoa Kỳ cho Việt Nam với thời gian kéo dài 15 năm, Cơ quan Phát triển Quốc tế của Hoa Kỳ (USAID) sẽ triển khai 75 dự án về các lĩnh vực như hạ tầng giao thông, giáo dục, y tế và đặc biệt là năng lượng sạch.[32]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Quan hệ Hoa Kỳ – Việt Nam http://www.bbc.com/vietnamese/rolling_news/2015/07... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/15392/Al... http://www.foreignaffairs.com/articles/29531/frank... http://www.foreignpolicy.com/articles/2011/01/31/a... http://www.nytimes.com/1997/03/11/world/hanoi-agre... http://www.reuters.com/article/us-vietnam-obama-id... http://www.vietnam-ustrade.com http://www.vietnamustrade.com http://www.voatiengviet.com/content/vietnam-xoay-t... http://www.law.cornell.edu/uscode/text/18/2385